Phong tục cưới hỏi miền Tây bao gồm những gì?

Đám cưới là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Vì thế bất cứ ai cũng muốn đám cưới của mình và người ấy diễn ra thật trọn vẹn. Việc tuân thủ theo những phong tục địa phương góp phần giúp đám cưới trở nên an lành và mang lại điều tốt. Mỗi nơi lại có một kiểu phong tục đám cưới khác nhau, không đâu giống đâu. Tuy nhiên phong tục cưới hỏi miền Tây lại hoàn toàn khác biệt với nét văn hóa rất riêng. Hãy cùng Áo cưới Quỳnh Châu tìm hiểu về những phong tục độc đáo này trong bài viết sau.

Nét đẹp trong phong tục cưới hỏi miền Tây

Trên dải đất hình chữ S này tồn tại vô vàn những loại hình văn hóa đa dạng từ các dân tộc anh em. Nếu ở miền Bắc, người ta chú trọng các nghi thức dạm ngõ, ăn hỏi thì ở miền Nam lại chú trọng vào không khí vui tươi và tận hưởng quãng thời gian ca hát, ăn uống vui vẻ. Trong khi đó, đám cưới ở miền Trung lại làm rất đơn giản nhưng vẫn đầy đủ các bước cần thiết.

"Nét

Còn đám cưới ở miền Tây chắc hẳn nổi bật với phong cách thách cưới khiến nhiều người bất ngờ khi nghe đến. Bên cạnh những đồ lễ thông thường như tiền, vàng, mâm trầu, cau… người miền Tây còn thường thích thách cưới bằng những món của ngon vật lạ. Họ cho rằng để nuôi nấng một người con gái không phải là điều dễ dàng. Vì thế bên nhà trai phải bỏ ra nhiều công sức để cưới cô dâu về thì sau này mới biết trân trọng được. Một trong những món lễ hay được thách cưới nhất là lợn quay Cà Mau, nhưng con lợn phải đạt đúng 100kg. Đó được cho là điềm lành khi tổ chức đám cưới.

Còn một nét đẹp nữa bạn sẽ có thể bắt gặp trong một đám cưới miền Tây. Đó là cách rước dâu trên thuyền. Điều này bắt nguồn từ địa hình sông ngòi chằng chịt tại miền Tây. Người dân sống và làm việc gắn liền với sông nước. Vì thế, nhiều đám cưới thậm chí diễn ra trên những chiếc thuyền lớn trên sông. Nét văn hóa này rất độc đáo và thu hút nhiều khách du lịch đến chiêm ngưỡng.

Các bước chính trong phong tục cưới hỏi miền Tây

Phong tục cưới hỏi miền Tây có nét tương đồng với miền Nam nói chung, cũng bao gồm 6 bước chính: Lễ giáp lời, Lễ thông gia, Lễ cầu thân, Lễ hỏi, Lễ cưới và Lễ phản bái. Ngày nay, nhiều nơi đơn giản hóa các nghi lễ đi sao cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ giải đáp kỹ càng cả 6 bước để bạn đọc có thêm kiến thức về văn hóa đám cưới miền Tây.

Lễ giáp lời

Lễ giáp lời có cùng mục đích với lễ dạm ngõ ở ngoài miền Bắc. Cụ thể là nhà trai sẽ đến nhà gái, đưa ra lời hỏi cưới. Sau đó trưởng bối hai nhà sẽ trao đổi về độ tuổi, công việc, tính cách của hai con. Khi đã đi đến thống nhất về hôn nhân thì sẽ lên kế hoạch, chọn ngày đẹp để tổ chức đám cưới.

Ngày xưa, lễ giáp lời thường có ông mai bà mai đi cùng nhằm mục đích giới thiệu nhà trai với nhà gái. Vì thế buổi lễ này gần như lần đầu tiên hai bên trai gái biết mặt nhau. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, ít ai quyết định hôn sự của mình bằng cách mai mối như vậy. Thường thì đôi trẻ sẽ có lời trước với bố mẹ hai bên rồi. Buổi lễ này chỉ là ngày gặp mặt để trao đổi về tương lai sắp tới thôi.

Lễ giáp lời đám cưới miền Tây

Lễ giáp lời đám cưới miền Tây

Lễ thông gia – Phong tục cưới hỏi miền Tây

Vào ngày lễ giáp lời, sau khi kết thúc buổi trò chuyện, nhà trai cũng sẽ có lời mời nhà gái sang bên mình dùng bữa. Lễ thông gia là lúc nhà gái thăm thú hoàn cảnh nhà trai, để họ phần nào an tâm hơn khi gả con gái mình sang đây.

Lễ cầu thân – Phong tục cưới hỏi miền Tây

Sau khi hai bên gia đình đã ưng ý với nhau thì đàng trai sẽ đem đồ lễ đến hỏi cưới đàng gái. Nghi thức này còn gọi là lễ cho đồ hay bỏ hàng rào thưa. Ngày nay, bên trai bên gái đều đã hiểu rõ về nhau hết rồi lên nghi thức này sẽ được lược bỏ. Thay vào đó, nó được gộp cùng lễ hỏi ở đằng sau luôn.

Lễ hỏi

Lễ hỏi là một trong những bước quan trọng nhất của phong tục cưới hỏi miền Tây. Vào ngày này, nhà gái sẽ treo bảng lễ đính hôn hoặc lễ đăng khoa để thông báo cho bà con lối xóm biết.

Mâm lễ hỏi được chuẩn bị rất cầu kỳ

Mâm lễ hỏi được chuẩn bị rất cầu kỳ

Trình tự diễn ra lễ hỏi

Đầu tiên, ông thông lễ nhà trai trình lễ y kỳ. Câu này có nghĩa là nhà trai đến mang lễ vật đúng như hẹn trước. Thật vậy, nhà trai và nhà gái sẽ chọn một ngày lành rồi tiến hành mang mâm lễ vật đến hỏi cưới.

Họ nhà trai sẽ xin phép nhà gái được trình lễ nói. Sau khi họ nhà gái đồng ý, nhà trai cử trưởng bối lên phát biểu. Chú rể sẽ rót một chén rượu để kính trưởng bối. Trong bài phát biểu, trưởng bối sẽ thông báo về mục đích đến đây, mong muốn hỏi cưới và liệt kê ra danh sách lễ vật mà nhà trai mang đến.

Tiếp đó là trình lễ gia tiên, làm nghi thức mời ông bà tổ tiên về chứng giám. Sau đó là lễ lên đèn. Chú rể sẽ đốt đôi đèn long phụng rồi giao cho đại diện hai nhà đặt lên bàn thờ.

Xong xuôi, quan viên hai họ tiến hành giao lưu, giới thiệu lẫn nhau. Cô dâu được mời ra để chào hỏi họ hàng và nhận quà cưới từ nhà trai.

Trong cuộc trao đổi này, nhà trai sẽ có lời thưa về ngày giờ, địa điểm tổ chức đám cưới chính thức.

Cuối cùng là lễ dỡ mâm trầu. Chú rể cùng cô dâu sẽ bày trí lại trầu cau theo đôi từ tráp lên mâm dâng rồi dâng bàn thờ cúng. Sau khi nghi lễ hoàn thành, chú rể sẽ cắt bánh và mời quan khách nhập tiệc.

Chuẩn bị mâm lễ quả trong phong tục cưới hỏi miền Tây

Nhà trai trao lễ hỏi cho nhà gái

Nhà trai trao lễ hỏi cho nhà gái

Số lượng mâm lễ sẽ là số chẵn, thường là từ 4 đến 12 mâm tùy theo điều kiện từng nhà. Mâm lễ vật sẽ bao gồm những thứ sau:

  • Mâm trầu cau: Miếng trầu là đầu câu chuyện, vì thế mâm trầu cau như một lời dạm hỏi của nhà trai gửi đến nhà gái. Chùm cau sẽ được đặt ở giữa, còn lá trầu được xếp xen kẽ xung quanh. Mâm trầu cau bắt buộc phải có đủ 105 quả cau và 210 lá trầu. Không được thừa mà cũng không được thiếu. Lý giải cho điều này, theo quan niệm của người miền Tây, số 105 có nghĩa là chúc cặp đôi sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc. Mỗi quả cau còn được dán thêm chữ hỷ để đánh dấu đây là đồ lễ.
  • Mâm trà – rượu – nến: Mâm trà, rượu, nến được sử dụng như một lời mời ông bà tổ tiên về chứng giám cho lễ thành hôn của đôi trẻ. Thường thì trà sẽ được sử dụng luôn trong lúc hai nhà nói chuyện. Còn cặp nến long phụng và chai rượu sẽ được làm lễ cúng trên bàn thờ.
  • Khay bánh phu thê: Loại bánh này còn được gọi là bánh xu xuê, mang ý nghĩa âm dương, chúc mừng chuyện vui cho đôi trai tài gái sắc.
  • Xôi gấc: Xôi gấc với màu đỏ tươi tượng trưng cho niềm vui, hỷ sự của gia đình.
  • Hoa quả: Đủ loại hoa quả theo mùa được chuẩn bị để dâng lên bàn thờ.
  • Khay lễ đen: Khay nhỏ này sẽ chứa trà rượu và phong bì lễ để đặt lên bàn thời nhà gái.

Lễ cưới – Phong tục cưới hỏi miền Tây

Lễ cưới chính là phần náo nhiệt và quan trọng nhất. Bên nhà gái sẽ treo biển lễ vu quy để thông báo hỷ sự sắp tới. Sau khi đã chuẩn bị lễ cưới xong xuôi, vào đêm trước ngày cưới nhà gái sẽ họp lại. Các bậc trưởng bối sẽ lên danh sách của hồi môn cho cô dâu và tổ chức tiệc chia tay, trò chuyện trước khi nàng về nhà chồng.

Đến ngày hôm sau, cô dâu ăn mặc xinh đẹp và chờ đàng trai đến rước. Nhà trai sẽ sửa soạn chỉnh tề và đem theo lễ vật gồm có:

  • Khay trầu gồm đôi đèn, bốn miếng trầu têm và bốn miếng cau tươi
  • Khay tiệc gồm đôi chung nhạo để rót rượu trình lễ và bình rượu lễ

Khi đến nhà gái rồi, nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu và trao lễ. Nhà gái cũng bước ra và trao tay cô dâu vào tay chú rể. Bậc cha mẹ sẽ dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cuộc sống tân hôn sau này.

"<yoastmark

Cuối cùng, cô dâu sẽ lạy xuất giá đối với cha mẹ mình. Cô dâu được mẹ chồng dẫn từ cửa ra xe hoặc thuyên và không được quay đầu lại. Cha cô dâu sẽ đích thân đưa con gái mình đến cửa nhà chồng.

Lễ phản bái – Phong tục cưới hỏi miền Tây

Sau 3 ngày đám cưới, cô dâu chú rể cùng cha mẹ chồng sẽ quay lại nhà cha mẹ đẻ để thăm hỏi và dùng bữa. Nhà trai sẽ đem theo rượu và một cặp vịt trống lớn. Mục đích của lễ này là để bày tỏ lời cảm ơn của nhà trai tới nhà gái vì đã gả con của mình cho họ.

Áo Cưới Quỳnh Châu củng cố niềm tin khách hàng

Áo Cưới Quỳnh Châu củng cố niềm tin khách hàng

Vừa rồi Áo cưới Quỳnh Châu đã giải thích chi tiết các bước trong phong tục cưới hỏi miền Tây. Hẳn là bạn đọc đã biết thêm được nhiều kiến thức thú vị về nền văn hóa của nơi sông nước đậm nghĩa tình này.

The post Phong tục cưới hỏi miền Tây bao gồm những gì? appeared first on Áo cưới Quỳnh Châu - Chụp hình cưới chuyên nghiệp.



source https://aocuoiquynhchau.com/phong-tuc-cuoi-hoi-mien-tay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần biết trước khi kết hôn 

Cho thuê áo dài cho mẹ cô dâu giá rẻ 

Mẫu phát biểu trong lễ rước dâu hay nhất mọi thời đại