Cách phân biệt lễ thành hôn, lễ tân hôn, lễ đính hôn, lễ vu quy
Quá trình tổ chức thủ tục lễ nghi để cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng và về chung sống cần nhiều bước. Trong đó chắc hẳn bạn đã quen thuộc với các khái niệm lễ thành hôn, lễ đính hôn, vu quy và cả tân hôn. Nhưng để phân biệt và sử dụng những từ này cho đúng có lẽ còn khiến nhiều người băn khoăn. Vậy hãy để Áo cưới Quỳnh Châu giúp bạn giải đáp thắc mắc về các khái niệm này ngay sau đây nhé.
Giải nghĩa theo thứ tự các lễ cưới hỏi đúng phong tục
Để giúp bạn hiểu được khái niệm của các từ lễ thành hôn, lễ tân hôn, lễ đính hôn và lễ vu quy. Áo cưới Quỳnh Châu sẽ giải nghĩa các từ này cũng như trường hợp cụ thể khi sử dụng từng từ theo thứ tự lần lượt từ trước đến sau. Như vậy bạn không chỉ hiểu được ý nghĩa và biết cách phân biệt các nghi lễ. Mà khi tổ chức đám cưới bạn cũng có thể sử dụng từ một cách chính xác hơn.
Theo tục lệ xưa, đám cưới bao gồm lục lễ. Đó là lễ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ và lễ thân nghinh. Ngày nay số lễ và thứ tự tổ chức đã có đôi chút thay đổi. Kéo theo đó là tên gọi của các lễ cũng không giống xưa. Tại hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, một đám cưới sẽ bao gồm 4 lễ chính là:
- Dạm ngõ
- Ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn
- Vu quy hay còn gọi là lễ rước dâu
- Lễ thành hôn hay còn gọi là lễ tân hôn hoặc lễ kết hôn
Tùy vào phong tục của từng vùng miền mà tên gọi của các nghi lễ có thể thay đổi. Tuy nhiên ý nghĩa của các nghi lễ là giống nhau. Hiện nay đa số các đám cưới vẫn thực hiện đầy đủ 4 nghi lễ này.
Nhưng trong phạm vi khuôn khổ bài viết, Áo cưới Quỳnh Châu sẽ giải thích 4 khái niệm liên quan trực tiếp tới việc tổ chức đám cưới. Cùng xem chi tiết ngay bên dưới nhé.
Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi – Nghi thức không thể thiếu khi cưới hỏi
Có thể nói lễ đính hôn là nghi thức chắc chắn không thể thiếu trong tất cả các đám cưới. Khi tổ chức lễ đính hôn có nghĩa là:
- Hai gia đình đã xác nhận mối quan hệ của cô dâu chú rể. Hai họ và các quan khách sẽ được thông báo về việc hứa gả giữa hai người.
- Nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái. Tùy theo phong tục từng miền mà các cháp lễ sẽ không giống nhau. Thông thường số tráp sẽ là số lẻ như 3, 5 hoặc 7 tráp.
- Sau khi nhận lễ ăn hỏi, cô gái được coi là vợ sắp cưới của chàng trai
- Nhà trai khi đã mang cháp lễ sang nhà gái là thừa nhận việc xin cưới, đồng thời chàng trai đã nhận làm rể của nhà gái, là chồng sắp cưới của cô gái
Nói tóm lại, lễ đính hôn có nghĩa là lời hứa gả và có sự công nhận, chứng kiến của hai họ. Sau khi hoàn thành lễ đính hôn, hai người là vợ chồng sắp cưới của nhau, chỉ chờ ngày lành tháng tốt chính thức cử hành hôn lễ.
Nhà gái sử dụng từ “Lễ vu quy” trong ngày trọng đại
Sau khi tổ chức lễ ăn hỏi, nhà trai và nhà gái cùng thống nhất ngày rước dâu. Đây chính là lễ vu quy mà ta vẫn thường nghe nhắc đến.
“Vu quy” là tiếng Hán Việt mang ý nghĩa tiễn cô dâu về nhà chồng. Vì vậy từ lễ vu quy thường được sử dụng ở nhà gái. Sau khi nhà trai mang theo cơi trầu sang xin rước dâu. Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thắp hương bái lạy gia tiên nhà gái một lần nữa. Khi hoàn thành lễ bái, cô dâu sẽ chính thức theo gia đình chú rể về nhà.
Ở một số địa phương hoặc gia đình có tục ở rể thì từ vu quy cũng sẽ được sử dụng ở nhà trai. Lúc này đội ngũ nhà gái sẽ “đi đón rể”. Sau khi đám cưới chú rể sẽ ở tại nhà của cô dâu. Tuy nhiên tục lệ này không thực sự phổ biến như tục rước dâu và tổ chức lễ vu quy ở nhà gái.
Hiện nay, sau khi rước dâu từ nhà gái về nhà trai sẽ tiếp tục tổ chức lễ thành hôn cho cặp đôi. Như vậy mọi thủ tục sẽ được hoàn tất trong ngày. Chỉ khi nhà cô dâu và nhà chú rể cách nhau rất xa, cần nhiều thời gian đi lại thì mới tách hai nghi lễ ra hai ngày khác nhau.
Phân biệt Lễ thành hôn và Lễ tân hôn
Nghi lễ chính và cũng là bước quan trọng nhất khi tổ chức đám cưới chính là lễ thành hôn. Ngày này được coi là ngày cưới chính thức, các cặp đôi sẽ trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của người thân họ hàng và bạn bè. Tất nhiên lễ thành hôn sẽ được tổ chức ở nhà trai. Khi đã hoàn tất lễ đính hôn và lễ vu quy ở nhà gái, cô dâu theo gia đình chú rể về nhà để chính thức tổ chức hôn lễ. Đó cũng là lý do nghi lễ này có tên gọi là Lễ thành hôn.
Để phân biệt lễ thành hôn và lễ tân hôn, thực ra đây chỉ là cách gọi khác nhau giữa vùng miền. Vì vậy trong ngày tổ chức hôn lễ chính thức, nhà trai sử dụng từ “Thành hôn” hay “Tân hôn” đều không sai.
Xem thêm: Các bước trang trí lễ đính hôn được yêu thích nhất
Lễ thành hôn sử dụng phổ biến tại miền Bắc
Nếu như ở nhà gái, trên phông trang trí được treo chữ Vu quy. Vậy thì chữ Thành hôn sẽ được treo trên phông trang trí của nhà trai. Lễ thành hôn ý chỉ việc đón cô dâu mới chính thức về chung sống với gia đình nhà chồng. Theo quan sát, tại các đám cưới ở miền Bắc từ Lễ thành hôn được sử dụng phổ biến hơn so với các vùng miền khác.
Ngoài ra, từ Lễ thành hôn còn xuất hiện trong tiệc cưới được tổ chức ở nhà hàng, khách sạn. Các tiệc cưới do nhà trai và nhà gái cùng tổ chức chung cũng thống nhất dùng từ Lễ thành hôn nay. Tại đây cô dâu chú rể sẽ chính thức trao nhẫn, cắt bánh kem và uống rượu mừng cùng quan khách đến dự. Hoặc bạn cũng có thể bắt gặp từ Lễ thành hôn này trong thiệp mời dự đám cưới nữa đấy.
Miền Nam đa số dùng từ Lễ tân hôn trong ngày cưới
Tại miền Nam thì từ lễ thành hôn cũng được sử dụng. Nhưng có vẻ từ Lễ tân hôn vẫn xuất hiện nhiều hơn. Vào ngày đón cô dâu mới và chính thức cử hành hôn lễ, nhà trai sẽ treo tấm biển có chữ Lễ tân hôn này.
Tuy nhiên khi in thiệp cưới từ Lễ vu quy hoặc Lễ thành hôn vẫn được lựa chọn nhiều hơn. Ngoài ra, lựa chọn dùng từ gì để chỉ các nghi thức trong đám cưới sẽ phụ thuộc vào gia đình và chính cô dâu chú rể. Bạn hãy chọn từ ngữ thông dụng, mang đúng ý nghĩa của nghi lễ là được.
Lựa chọn đơn vị tổ chức cưới hỏi trọn gói – chuyên nghiệp – tiện lợi
Tổ chức đám cưới là một sự kiện vô cùng trọng đại trong cuộc đời của mỗi người. Sẽ có rất nhiều công việc cần lên kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện. Thay vì chính cô dâu chú rể và gia đình phải tất bật tự chuẩn bị các công việc này. Đơn vị tổ chức sự kiện cưới hỏi chuyên nghiệp sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều. Áo cưới Quỳnh Châu gợi ý bạn chọn dịch vụ cưới hỏi trọn gói bao gồm:
- Trang trí không gian tổ chức đám hỏi tại nhà gái và nhà trai
- Hỗ trợ cung cấp tráp lễ ăn hỏi và đội bưng tráp.
- Cung cấp trang phục mặc trong lễ ăn hỏi, lễ thành hôn cho cô dâu và chú rể. Đồng thời sẽ có thợ trang điểm tới tận nhà hỗ trợ. Ngoài ra, còn có trang phục cho cha mẹ, họ hàng, … Điển hình như Áo cưới Quỳnh Châu, chúng tôi cung cấp đầy đủ những trang phục trên.
- Thực hiện công việc sắp xếp và tổ chức lễ thành hôn và tiệc cưới như:
- Trang trí địa điểm tổ chức lễ cưới, trang trí nhà gái, nhà trai theo yêu cầu.
- Bố trí chỗ ngồi và hỗ trợ tiếp đón quan khách
- Cung cấp hệ thống âm thanh, ánh sáng, MC dẫn đám cưới, …
Sự hỗ trợ của đơn vị tổ chức cưới hỏi chuyên nghiệp giúp bạn có được đám cưới đúng như mong muốn. Hạn chế tối đa các thiếu sót do quá nhiều đầu việc cần hoàn thành. Hoặc khi có tình huống phát sinh bất ngờ cũng nhanh chóng có phương hướng giải quyết.
Tạm kết
Hy vọng những thông tin mà Áo cưới Quỳnh Châu cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về Lễ thành hôn và toàn bộ quá trình tổ chức đám cưới. Đừng quên liên hệ với chúng tôi trong thời gian sớm nhất để đặt dịch vụ cưới hỏi trọn gói uy tín, chuyên nghiệp nhất nhé.
The post Cách phân biệt lễ thành hôn, lễ tân hôn, lễ đính hôn, lễ vu quy appeared first on Áo cưới Quỳnh Châu - Chụp hình cưới chuyên nghiệp.
source https://aocuoiquynhchau.com/cach-phan-biet-le-thanh-hon-le-tan-hon-le-dinh-hon-le-vu-quy/
Nhận xét
Đăng nhận xét